Cấu tạo và các bộ phận cầu thang

Cầu thang gồm có hai bộ phận chính : thân thang & chiếu nghỉ (hay chiếu tới).

Cấu tạo thân cầu thang

Thân thang tương tự một mặt sàn đặt nghiêng, trên có tạo bậc. Kết cấu than thang có 2 kiểu : bản và bản dầm.

Thân thang kiểu bản:

Kết cấu than thang là một tấm bản phẳng đặt nghiêng, trên tạo các bâng thang hình tam giác. Hình dưới là sơ đồ kết cấu than thang kiểu bản. Bậc thang hình tam giác dùng để đi lại thuận tiện không có tác dụng về kết cấu. Ngược lại làm tăng thêm tải trọng. Tải trọng trên thân thang truyền theo hướng mũi tên đến gối tựa trên và dưới.

Thân trang kiểu bản dầm:

Hai bên thân thang có hai dầm nghiêng được gọi là limông. Nếu một bên thân thang dựa vào tường chịu lực thì chỉ cần một dầm. Trọng lượng của bản thông qua dầm nghiêng truyền tới gối tựa trên và dưới. Hình dưới là sơ đồ kết cấu than thang kiểu bản dầm.

Bậc thang

Bậc thang có thể là hình chữ nhật, chữ L hoặc hình tam giác.

Để bảo đảm an toàn khi đi lại trên cầu thang, dọc thân thang và chiếu nghỉ, nơi tiếp giáp với khoảng không cần làm lan can. Cấu kiện bên trên lan can dùng để tựa hoặc vịn gọi là tay vịn.

Với những thân thang rộng trên 3m phục vụ thoát an toàn cho nhiều người cần bổ sung thêm lan can trung gian.

Chiếu nghỉ

Số bậc cầu thang không được liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới 3 bậc trên 1 thân thang. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế chiếu nghỉ.

Kết cấu của chiếu nghỉ tương tự như một sàn, có hình thức bản dầm. Dầm này là gối tựa của chiếu nghĩ cũng là gối tựa của thân thang. Các bộ phận của chiếu nghỉ có thể kê lên tường chịu lực hoặc cột dầm.

Đối với cầu thang thoát hiểm dùng để thoát người, ở chỗ chiếu nghỉ không được thiết kế các bậc hình quạt.

Kích thước các bộ phận cầu thang

Chiều rộng của thân thang

Trong kiến trúc nhà ở, cầu thang dành cho một hộ gia đình rộng 0.9m – 1.1m. Chiều rộng của thân thang trong các công trình công cộng cần căn cứ vào quy phạm, số tầng, lượng người đi lại để tính toán. Thông thường chiều rộng thân thang vào khoảng 1.4 – 2m.

Độ dốc cầu thang

Độ dốc được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chiều cao và chiều rộng của bậc thang có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi. Bảng bên dưới đưa ra thông số các chiều cao và chiều rộng của các dạng bậc thang phổ biến hiện nay.

TênNhà ởTrường họcHội trườngBệnh việnNhà trẻ
Chiều cao (h)156 – 175140 – 160130 – 150150120 – 150
Chiều rộng (b)250 – 300180 – 320300 – 320300250 – 280

Quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng của bậc thang được lấy như sau :

2h + b = 600mm (0.6m)

Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 140 – 200mm, tương ứng với độ dốc 20 – 45o. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 150 – 180mm, chiều rộng 240 – 300mm, vậy độ dốc vào khoảng 26030’ – 33o. Trong đó h/b = 150/300 ÷ 160/280 mm là tốt nhất, tương ứng với góc nghiêng 26o34’ đến 29o45’.

Kích thước của chiếu nghỉ

Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời cần bảo đảm được vận chuyển đồ vật kích thước lớn một cách dễ dàng.

Chiều cao của lan can

Chiều cao của lan can có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.

Khoảng cách đi lọt

Để đảm bảo cho người đi lại dễ dàng, cần chú ý tham khảo các trường hợp sau về khoảng cách đi lọt :

  • Cầu thang xuống hầm.
  • Mặt thang dưới đến trần thang trên.
  • Cửa đi dưới chiếu nghỉ.

Thông thường, khoảng cách đi lọt là h = 2m.

5/5 - (1 bình chọn)

Gọi điện thoại
0382.893.893
Chat Zalo